Tìm hiều về các thông số trong bảng thông số kỹ thuật (TDS) của mỡ bôi trơn


Mỗi một sản phẩm mỡ công nghiệp bôi trơn đều có một bảng thông số kỹ thuât (TDS). Vậy bạn có thắc mắc thông số kỹ thuật trong bảng đó là gì không? Hãy cùng Chemlube tìm hiểu nhé.


BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA SẢN PHẨM LÀ GÌ?

TDS (Technical Data Sheet) là dữ liệu của một sản phẩm, ở dây là sản phẩm mỡ bôi trơn được tổng hợp. nhà sản suất gửi tới khách hàng để có thể so sánh với các sản phẩm khác. Đây là một dữ liệu quan trọng để khách hàng có lựa chọn sử dụng sản phẩm hay không.

Một TDS của sản phẩm mỡ bôi trơn công nghiệp thường bao gồm:

 - Tổng quan: Mô tả khái quát về sản phẩm.

 - Tính năng, lợi ích: Mô tả ưu điểm và các tính năng vượt trội của sản phẩm.

 - Ứng dụng: Đề xuất các vị trí để ứng dụng dầu mỡ công nghiệp.

 - Dữ liệu điển hình (hay Thông số kỹ thuật điển hình): sẽ được giải thích trong phần sau.

 - Cách sử dụng: Mô tả cách ứng dụng dầu mỡ công nghiệp vào từng vị trí cụ thể.

 - Cách bảo quản và hạn sử dụng: Mô tả về điều kiện bảo quản và thời hạn bảo quản.

CÁC THÔNG SỐ TRONG BẢNG DỮ LIỆU ĐIỂN HÌNH CỦA MỠ BÔI TRƠN

Vậy các thông số kỹ thuật trong bảng dữ liệu điển hình là gì? Đây là các thông số quan trọng thể hiện kết quả (Result) của các thử nghiêm (Test) dựa trên một tiêu chuẩn (Standard) nhất định. Thử nghiệm được sử dụng trên một loại mỡ bôi trơn nhất đinh, các điều kiện về thử nghiệm sẽ được thể hiện luôn ở trong bảng.

 

  Ví dụ: Một phần bảng dữ liệu thông số điển hình của Molykote 1000

Màu sắc (Color)

Chỉ số thể hiện màu sắc trực quan của sản phẩm được nhìn thấy bằng mắt thường, màu sắc của sản phẩm thường phụ thuộc vào các chất phụ gia và chất làm đặc. 

Điểm nhỏ giọt (Dropping point) 

Điểm nhỏ giọt là điểm biểu thị nhiệt độ mà tại đó, mỡ bắt đầu bị nóng và bắt đầu tan chảy. Đây không phải là điểm giới hạn nhiệt độ làm việc của mỡ, mà chỉ phục vụ như một hướng dẫn về khả năng chịu nhiệt. Điểm nhỏ giọt càng cao càng chứng tỏ khả năng chịu nhiệt của mỡ càng tốt.

Độ bay hơi (Evaporation amount)

Độ bay hơi là lượng dầu trong mỡ mất đi do bay hơi khi mỡ tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nếu một lượng lớn dầu bị bay hơi khi sử dụng mỡ ở điều kiện nhiệt độ cao sẽ làm mỡ có xu hướng bị cứng lại, do đó làm giảm hiệu quả bôi trơn của mỡ.Lượng bay hơi được tính bằng cách để mỡ ở trong bồn chứa ở nhiệt độ xác định (99oC) trong thời gian 22 giờ, sau đó so sánh khối lượng trước và sau thi thử nghiệm.

Khả năng tách dầu (Oil separation rate)

Khản năng tách dầu là mức độ dầu nổi trên bề mặt của mỡ khi mỡ bôi trơn được để ở một thời gian dài. Khi nhiệt độ , áp suất và lực ly tâm tác dụng lên mỡ khiến các chất làm đặc không thể giữ dầu gốc kiến chúng bị tách ra một phần. Hiện tượng này gọi là hiện tượng tách dầu. Mức độ tách dầu cao ảnh hưởng đến tuổi thọ của bộ phận cơ khí khi do bị cạn kiệt chất bôi trơn.

Sự ăn mòn tấm đồng (Copper plate corrosion)

Khả năng chống ăn mòn tấm đồng là thử nghiệm Sự ăn mòn tấm đồng (Copper plate corrosion) được thực hiện bằng cách nhúng tấm đồng vào mỡ sau đó kiểm tra xem tấm đồng có bị đổi màu hay không sau khi thử nghiệm ở một nhiệt độ nhất đinh (thường là 100oC) trong một khoảng thời gian được thiết lập sẵn (khoảng 24 giờ). Thử nghiệm này chủ yếu để hướng dẫn xác định sự hiện diện của lưu huỳnh ăn mòn.

Mô men xoắn nhiệt độ thấp (Low-temperature torque)

Thử nghiêm mô men xoắn nhiệt độ thấp là thử nghiệm để đo mức độ tăng lên của mô men xoắn của vòng bi khi dầu mỡ trở lên cứng hơn ở nhiệt độ thấp. Mô men xoắn khởi động và quay của ổ trục được đo trong bồn chứa ở nhiệt độ thấp. Giá trị kết quả thử nghiệm càng thấp thì khả năng hoạt động của mỡ ở nhiệt độ thấp càng tốt.

Thử nghiệm tải hàn 4 bi (4-ball weld load testing)

Đối với các ứng dụng như vòng bi và hộp số chịu tải nặng ở tốc độ thấp hoặc gia công hạng nặng trên các kim loại cứng, Thử nghiệm tải trọng mối hàn 4 bi là thử nghiệm cung cấp thông tin chi tiết về khả năng chịu tải của chất bôi trơn. Mỡ được bôi cho 3 bi thép phía dưới và một bi thép quay từ trên xuống. Tải trọng được tăng dần trong thiết bị thử cho đến khi màng bôi trơn không còn đủ để ngăn cản quá trình hàn của 3 bi dưới và bi trên. Tải trọng được áp dụng tại điểm hàn được ghi lại và có thể so sánh giữa khả năng chịu tải của các chất bôi trơn khác nhau.

Chỉ số độ nhớt (Viscosity index)

Chỉ số độ nhớt biểu thị mối quan hệ giữa độ nhớt và nhiệt độ của mỡ, giá trị này càng lớn thì độ nhớt thay đổi do nhiệt độ càng ít

Độ xuyên kim (Penetration)

Độ xuyên kim là mức độ chống sự biến dạng của mỡ dưới tác động của ngoại lực được thử nghiệm bằng cách đo mức độ xâm nhập của một vật thể bằng kim loại vào trong mỡ, Độ xuyên kim có mối quan hệ đối nghịch với cấp NLGI (độ xuyên kim càng lớp thì cấp NLGI càng nhỏ).

Thử nghiệm độ xuyên kim được thực hiện bằng cách thả một hình nón được tiêu chuẩn hóa vào trong một lượng mỡ nhất định. Độ sâu thâm nhập đạt được trong vòng 5 giây, đơn vị đo 0,1mm (mm/10). 

Thử nghiêm độ xuyên kim khi chưa làm việc (Unworked penetration) được tiến hành trên mỡ mới.

Đối với thử nghiệm độ xuyên kim khi đã làm việc (Worked penetration), mỡ được gia công thêm 60 hành trình kép trước khi đo, mục đích là để tạo ứng suất cơ học mới cho mỡ do đó làm cho độ đặc của mỡ chưa sử dụng tương đương với độ đặc của mỡ đã qua sự dụng để tiến hành thử nghiệm.

Tỷ trọng (Density)

Tỷ trọng là khối lượng của mỡ so với thể tích của nó được đo tại một mốc nhiệt độ xác định.

Hệ số ma sát (Coefficient of friction)

Hệ số ma sát (µ) là thước đo lượng ma sát tồn tại giữa hai bề mặt. Giá trị thấp của hệ số ma sát chỉ ra rằng lực cần thiết để trượt xảy ra nhỏ hơn lực cần thiết khi hệ số ma sát cao. 

Tùy thuộc vào mỗi mục đích bôi trơn của mỡ mà có các thử nghiệm về hệ số ma sát khác nhau ví dụ như thử nghiệm độ ma sát trên ren kết nối của vít, bề mặt kim loại hay đo độ lớn mô men xoắn khởi động của ổ bi ở điều kiện nhiệt độ nhất định.

Chống rửa trôi bởi nước (Water washout) 

Thử nghiệm chống rửa trôi bởi nước được thực hiện bằng cách quay ổ bi chứa mỡ bôi trơn ở tốc độ cao (600 vòng/phút) trong khi phun tia nước vào ổ bi, trong vòng 1h, ổ bi sau đó được làm khô và so sánh khối lượng trước và sau thử nghiệm để tính % khối lượng bị rửa trôi bởi nước.

Sự hao hụt càng thấp càng cho thấy tính chống rửa trôi bởi nước tốt và phụ hợp để bôi trơn trong các điều kiện môi trường có sự hiện diện của nước và hơi nước.

Chống oxi hóa (Oxidation stability)

Khả năng chống oxi hóa cho thấy mực độ suy giảm sự oxi hóa khi mỡ phản ứng với oxi trong không khí.